Do ảnh hưởng của dịch Covid, năm ngoái cuộc thi hùng biện tiếng Nhật đã bị tạm hoãn. Năm nay, chúng tôi đã tổ chức theo hình thức online.
Có 7 thí sinh gởi video dự thi và 2 thí sinh tham gia trực tuyến.
Click vào ảnh của thí sinh để theo dõi video.
Shido Napujito (Canda) sống tại Nhật 4 năm 4 tháng
Học viên Giáo viên tiếng Anh
“Bốn phong tục của Indonesia không có ở Nhật Bản” 6:10
Tuy Nhật Bản và Indonesia là hai quốc gia châu Á nhưng lại có một vài điểm khác biệt về văn hóa.
Ví dụ, khi chào hỏi, trẻ em và thanh niên Indonesia sẽ nắm lấy bàn tay của người lớn tuổi hơn và nhẹ nhàng đặt lên trán mình.
Điều này thể hiện sự kính trọng đối với những người lớn tuổi hơn mình.
“Đất nước của những viên đá khổng lồ” 9:27
Đây là câu chuyện về một những nhóm đá khổng lồ được hình thành cách đây khoảng 7.000 năm.
Ở Brittany miền Tây Nam nước Pháp, có những nhóm đá đứng khổng lồ gọi là “menhir” với chiều cao từ 2 đến 3 mét, và nhiều tòa nhà được tạo thành bằng cách lắp ghép các khối đá khổng lồ gọi là “dolmen”. Tại sao và bằng cách nào mà người cổ đại có thể chất những tảng đá nặng hàng trăm tấn lên tới chiều cao vài mét như vậy? Thật là điều bí ẩn“Hành trình chụp ảnh” 5:24
Sở thích của tôi là chụp ảnh. Cách đây 5 năm, lần đầu tiên tôi nhận được một cái máy ảnh từ bố. Bức ảnh đầu tiên của tôi là những cái cây và hoa của nhà bên cạnh. Sau đó, thông qua các buổi họp mặt anime tôi đã chụp được rất nhiều hình ảnh về cosplay cũng như phong cảnh của nhiều thành phố trên thế giới. Hôm nay tôi sẽ kể lại về hành trình chụp hình của mình.
Janice Ang Sze Foong (Malaysia) (Sống tại Nhật 6 năm)
“Tết Trung thu ở Malaysia” 6:34
Tết Trung thu ở Malaysia được gọi là “Lễ hội bánh trung thu và lễ hội đèn lồng”. Đây là một lễ hội phổ biến với tất cả người dân Malaysia.
Vào dịp này, mọi người thường tặng nhau những chiếc bánh Trung thu, đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình gặp gỡ và trò chuyện với nhau.
“Những điều đã học khi đến Nhật” 6:12
Kể từ khi đến Nhật, mỗi ngày tôi đều học được rất nhiều điều mới lạ.
Tập tiết kiệm tiền; học cách bày tỏ suy nghĩ của mình cho đối phương; tình yêu quê hương; cách sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc; tác phong chỉnh tề khi đi ra ngoài sẽ giúp tăng sự tự tin cho bản thân … Tôi sẽ cố gắng học tiếng Nhật nhiều hơn nữa để trở thành cầu nối giữa Việt Nam và Nhật Bản.Wang Lin (Trung Quốc) (Sống tại Nhật 7 năm 6 tháng)
“Lễ hội truyền thống của Nhật Bản và Trung Quốc” 7:01
Nhật Bản và Trung Quốc có rất nhiều lễ hội gần giống nhau. Tuy nhiên, có những lễ hội tưởng chừng giống nhau nhưng lại được thể hiện theo nét riêng biệt đối với từng quốc gia. Ví dụ, vào năm mới, người Nhật thường ăn bánh mochi, nhưng ở Trung Quốc chúng tôi ăn sủi cảo.
Ngoài ra còn nhiều lễ hội khác tuy cùng ngày nhưng được tổ chức theo cách khác nhau. Điều này co được là bởi sự giao lưu văn hóa lâu đời giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
“Tiếng nói của trái tim” 7:24
Chắc hẳn mọi người ai cũng có những lúc cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng.
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về những nỗi sợ, những phiền muộn của tôi, cũng như cách để xua tan nó.
Hãy lắng nghe câu chuyện của tôi.Garcia Gonzalez Lorena (Mexico) (Sống tại Nhật 3 năm)
“Văn hóa của Mexico – Ngày của người chết” 9:22
Hôm nay tôi sẽ giới thiệu về văn hóa của Mexico. Đầu tiên là “Ngày của người chết”, hay được biết đến ở Nhật với tên gọi là lễ obon. Tiếp theo tôi sẽ kể về các món ăn Mexico, điển hình là món “Mole Poplano” và “Chile en Nogada” ở quê hương tôi. Cuối cùng, tôi sẽ nói về văn hóa tiệc tùng của người Mexico.
Xiao Zhuyin (Đài Loan) (Sống tại Nhật 2 năm 5 tháng)
“Lễ Đoan ngọ – Sự khác nhau giữa Nhật Bản và Đài Loan” 7:14
Lễ Đoan ngọ ở Nhật và Đài Loan đều có nguồn gốc từ lễ Đoan ngọ của Trung Quốc. Cứ vào ngày này tôi lại nhớ đến những ngày cùng gia đình xem Lễ hội đua thuyền rồng ở Đài Loan.
Tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng ngày lễ Đoan ngọ được gọi là ngày của trẻ em tại Nhật, Tại Đài Loan, mọi người thường ăn bánh ú vào ngày này, nhưng tại Nhật lại có nhiều món ăn khác nhau.
Bình luận viên
Yoshida Shouhei – giảng viên Đại học quốc lập Yokohama
Ông là một trong những giáo viên dạy tiếng Nhật sơ cấp đầu tiên từ trước năm 2007.
Ozawa Akio – Thị trưởng Aoba
Hiện nay đang có hơn 4,400 người nước ngoài đang sống tại Aoba